LŨ LỤT VÀ CÁC KHÁM PHÁ ĐÁNG CHÚ Ý

Lũ lụt là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với sinh kế của người dân đồng thời ảnh hưởng đến triển vọng phát triển trên toàn thế giới...
Bằng phương pháp phân tích sâu các dữ liệu lưu biến của dòng sông, lưu lượng mưa, sự biến dạng của bờ biển và dữ liệu đói nghèo của nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, các nhà khoa học đã tìm ra 5 nội dung khám phá quan trọng về mối liên hệ giữa lũ lụt và các vùng đói nghèo trên thế giới được đăng trên tạp chí Nature Communications như sau:
1.Các nước thu nhập thấp và trung bình bị ảnh hưởng nặng nhất bởi lũ lụt:
23% dân số tương đương với 1,81 tỉ người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lũ lụt trong vòng 100 năm tới.
89% người dân trong 1,81 tỉ người sống tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.
ước tính khoảng 780 triệu người có nguy cơ ảnh hưởng bởi lũ lụt có mức thu nhập ít hơn 5,50$/ ngày và 170 triệu người sống trong quốc gia nghèo đói với thu nhập ít hơn 2$/ ngày.
Như vậy, cứ 4 trong 10 người có nguy cơ ảnh hưởng bởi lũ lụt sống trong các quốc gia đói nghèo.
2. Lũ lụt là vấn đề toàn cầu, nhưng đa phần người dân khu vực Nam Á và Đông Á bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi lũ lụt:
Lũ lụt gần như là mối đe dọa trên toàn thế giới, ảnh hưởng đến hơn 188 vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Đông Á, 28% tổng dân số tại khu vực này tương đương với 668 triệu người chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt, trong khi tại các vùng Hạ-Sahara, Châu Âu, Trung Á, Trung Đông, Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Caribbean chỉ có 9% đến 20% dân số bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Cộng cả khu vực Nam Á và Đông Á sẽ khoảng 1,24 tỉ người (tương đương 70% dân số) sẽ cần phải sống chung với lũ.
3. Khi lũ lụt và nghèo đói xảy ra đồng thời, rủi ro đối với sinh kế là nghiêm trọng nhất:
Thực tế cho thấy, các hộ gia đình nghèo nhất thường phải chịu những hậu quả lâu dài tàn khốc nhất của lũ lụt do không có nguồn ngân sách tiết kiệm và khó tiếp cận với các hệ thống hỗ trợ từ Chính phủ.
Lũ lụt có khả năng gây ra những tác động bất lợi nhất đối với sinh kế và đời sống ở khu vực có tình trạng đói nghèo cao như Châu Phi cận Sahara và Nam Á. Và trong từng quốc gia riêng lẻ, rủi ro thường tập trung ở một số vùng nhất định, bao gồm cả các lưu vực sông trũng hoặc đường bờ biển.
4. Kinh phí phòng chống và tái thiết sau lũ lụt bị xem nhẹ:
Mặc dù phải đối mặt với những nguy cơ dễ bị tổn thương đáng kể, các biện pháp và chính sách tiền tệ về phòng chống và tái thiết lũ lụt thường bị bỏ qua tại các nước nghèo. Các vùng và lãnh thổ có mức độ dễ bị tổn thương kinh tế xã hội cao cần phải được đầu tư các phương án giảm thiểu rủi ro lũ lụt cấp thiết nhất để bảo vệ cuộc sống và sinh kế. Kết quả nghiên cứu cho thấy thiên tai lũ lụt, kết hợp với đói nghèo gây tổn thương về kinh tế - xã hội và bất ổn chính trị tại những vùng chịu thiệt hại nặng nề nhất.
5. Cần các hành động ngay để giảm thiểu hậu quả gây ra do lũ lụt:
Các biện pháp giảm thiểu rủi ro có hệ thống đóng vai trò quan trọng để ngăn ngừa thiệt hại về người và sinh kế gây ra do lũ lụt. Biến đổi khí hậu và đặc biệt là quá trình đô thị hóa nhanh chóng, cùng với việc phát triển các khu định cư mới ở các vùng trũng được cho là sẽ làm tăng các nguy cơ lũ lụt thêm nghiêm trọng.. Do đó, cần nâng cao công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công đồng về phòng, tránh thiên tai để người dân chủ động phòng, tránh thiên tai. Biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến các đặc điểm của mưa và bão, do đó những kinh nghiệm trước đây có thể không còn hữu ích trong những thập kỷ tới, cần có phản ứng sáng tạo để các nước khác có thể coi như bài học kinh nghiệm, nếu không sẽ phải hứng chịu các thảm họa lũ lụt liên tiếp trong tương lai.
Thiên tai, lũ lụt xảy ngày càng diễn biến phức tạp dẫn đến yêu cầu ngày càng cao về sự hiệu quả và chính xác về các công tác phòng chống cũng như dự báo từ các chuyên gia khoa học cũng như các cơ quan Chính Phủ giảm nhẹ rủi ro thiên tai gây ra. Việc đào tạo các chuyên gia, nhà khoa học có năng lực ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến hiện đại đặc biệt công nghệ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng để phát triển công tác phòng chống tác hại do lũ lụt nói chung và cảnh báo, dự báo thủy văn nói riêng.
Đọc thêm nghiên cứu: Rentschler, J, Salhab, M and Jafino, B. 2022. Flood Exposure and Poverty in 188 Countries. Nature Communications.